Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2023

Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô

Hình ảnh
Chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất chốn Hà Thành. Nơi đây cũng từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần. Hàng năm chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo du khách tới tham quan và lễ bái. Cùng Không Gian Gốm đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ cũng như tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này qua bài chia sẻ sau đây. Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành Chùa Trấn Quốc nằm bên Hồ Tây, thành phố Hà Nội. Lúc mới được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế (Lý Bôn hay Lý Bí 544-548); chùa có tên là chùa Khai Quốc và ở trên bãi Yên Hoa, bên sông Hồng. Khoảng niên hiệu Đại Bảo (1440-1442) đời vua Lê Thái Tông; chùa đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615 đời Lê Kính Tông; bãi sông bị lở sát vào chùa. Vì thế nhân dân phường Yên Hoa mới dời chùa vào đảo Cả Vàng ở Hồ Tây; tức là địa điểm hiện nay.  Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Review chùa Tây Phương Hà Nội – Nét đẹp cổ kính qua lịch sử

Hình ảnh
Chùa Tây Phương Hà Nội không chỉ được mọi người biết đến bởi sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử; mà nơi đây còn có cảnh quan đẹp mê hồn bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu. Không những thế, chùa hiện vẫn còn lưu trữ bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng; có thể coi là Phật điện hoành tráng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Để hiểu thêm về ngôi chùa này; hãy cùng chúng tôi review chùa Tây Phương Hà Nội qua bài viết sao đây. Review chùa Tây Phương Hà Nội – Nét đẹp cổ kính qua lịch sử Review chùa Tây Phương Hà Nội – Lịch sử hình thành Chùa Tây Phương còn có tên chữ là Sùng Phúc tự. Chùa được dựng trên núi Tây Phương (tên xưa là núi Câu Lậu). Đây là một ngọn núi cao 50m nằm tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây. Theo Đại lộ Thăng Long; qua ngã tư Chùa Thầy.  Review chùa Tây Phương Hà Nội – Lịch sử hình thành Truyền tụng rằng, sự ra đời của chùa Tây Phương gắn liền với quá trình truyền bá P

Khám phá chùa Tào Sách quận Tây Hồ – Ngôi chùa cổ hơn 600 năm tuổi

Hình ảnh
Xen giữa cái ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đô thị hiện đại; giữa phố xá tấp nập. Những ngôi chùa cổ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ cùng vẻ cổ kính, thanh tịnh của mình. Và Tào Sách cũng là một ngôi chùa như vậy. Nơi đây không chỉ gìn giữ được không gian trang nghiêm Phật đài. Mà còn có cảnh quan như chốn bồng lai tiên cảnh. Vậy ngôi chùa này đặc biệt ra sao? Hãy cùng Không Gian Gốm khám phá chùa Tào Sách quận Tây Hồ một cách chi tiết qua bài viết sau đây. Khám phá chùa Tào Sách quận Tây Hồ – Ngôi chùa cổ hơn 600 năm tuổi Khám phá chùa Tào Sách quận Tây Hồ Chùa Tào Sách hay còn có tên gọi khác là Tảo Sách; tên chữ là Linh Sơn Tự. Chùa nằm ở thôn Nam, phường Nhật Tân Số 386 Đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo bị ký và câu đối ở đài kỷ niệm thì chùa được dựng vào thời Tiền Lê .  “Đài kỷ niệm Thành năm Quý Tỵ,  Chùa Tảo Sách sáng thuở Tiền Lê”. Khám phá chùa Tào Sách quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành Đến cuối triều Bảo Đại (1941) thì chùa được xây dựng lại quy mô như hiện n

Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam

Hình ảnh
Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Đây cũng là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Hầu hết các du khách, phật tử thập phương khi đến với Hà Thành đều không thể bỏ qua địa điểm này. Hôm nay hãy cùng Không Gian Gốm ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội để tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như các công trình kiến trúc nghệ thuật Phật Giáo tại đây.  Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội Lịch sử hình thành chùa Chùa Sứ Quán nằm tại số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia nơi đây thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long. Tương truyền rằng chùa có từ thế kỷ XV. Vào triều vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Vì thế nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón và dùng làm nơi nghỉ cho các sứ thần đến Thăng Long. Trong khuôn viên Quán Sứ có một ngôi chùa cho các sứ thần theo Phật

Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô

Hình ảnh
Chùa Phúc Khánh là một chùa cổ nhỏ nằm giữa phố phường Hà Thành sầm uất, tấp nập. Đây là nơi thu hút rất nhiều Phật tử đến chiêm bái, cầu an, giải hạn. Hằng năm vào những ngày rằm tháng giêng; rằm tháng tư (Phật đản); rằm tháng bảy (lễ Vu lan, lễ “ra hạ” sau một mùa an cư);… hàng vạn người lại đến chùa hành lễ; tràn ra khắp cả một vùng hè đường Tây Sơn. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa một cách chi tiết trong bài viết sau đây. Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa Định vị chùa Phúc Khánh Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại số nhà 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa này còn có nhiều tên gọi khác như Chùa Hồng Phúc; điện Hoàng Kim;… và cái tên nổi tiếng và phổ biến hơn cả đó là Chùa Sở. Sở dĩ người dân ở đây gọi như vậy là vì khi xưa chùa nằm trên đất “Sở Thịnh Quang”. Đây là nơi đặt một “Sở đồn điền” của triều đình ở phường Thịnh Quang; gần “Ngã Tư Sở”.  Tìm hiểu chùa Ph

Khám phá chùa Mía Hà Nội – Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị

Hình ảnh
Chùa Mía là điểm du lịch tâm linh; nơi đây sở hữu những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam được hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Chùa cũng là nơi hội tụ quần thể di tích đền thờ, miếu mạo được xây dựng từ lâu đời với lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Cùng Không Gian Gốm khám phá chùa Mía Hà Nội cũng như tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi chùa này qua bài viết dưới đây. Khám phá chùa Mía Hà Nội – Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị Khám phá chùa Mía Hà Nội Nguồn gốc tên chùa Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự. Nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Xưa kia vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía; nên chùa được mọi người quen gọi là chùa Mía. Tương truyền rằng, chùa Mía do bà Nguyễn Thị Rong, Vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657); được gọi là Bà Chúa Mía cho xây dựng. Nhưng một số thông tin lại cho rằng thực ra chùa đã có từ trước đó. Khám phá chùa Mía Hà Nội – Lịch sử hình thành của chùa Dấu ấn lịch sử và các lần trùng tu Dưới gác chuông trong chùa hiện nay vẫn còn tấm bia