Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô

Chùa Phúc Khánh là một chùa cổ nhỏ nằm giữa phố phường Hà Thành sầm uất, tấp nập. Đây là nơi thu hút rất nhiều Phật tử đến chiêm bái, cầu an, giải hạn. Hằng năm vào những ngày rằm tháng giêng; rằm tháng tư (Phật đản); rằm tháng bảy (lễ Vu lan, lễ “ra hạ” sau một mùa an cư);… hàng vạn người lại đến chùa hành lễ; tràn ra khắp cả một vùng hè đường Tây Sơn. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa một cách chi tiết trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa - Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô
Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô

Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa

Định vị chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại số nhà 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa này còn có nhiều tên gọi khác như Chùa Hồng Phúc; điện Hoàng Kim;… và cái tên nổi tiếng và phổ biến hơn cả đó là Chùa Sở. Sở dĩ người dân ở đây gọi như vậy là vì khi xưa chùa nằm trên đất “Sở Thịnh Quang”. Đây là nơi đặt một “Sở đồn điền” của triều đình ở phường Thịnh Quang; gần “Ngã Tư Sở”. 

Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa - Lịch sử hình thành
Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành

Tương truyền, chùa Phúc Khánh được xây dựng từ cuối thời Trần. Đến thời hậu Lê, chùa đã là cơ sở đào tạo các tăng ni Phật tử. Theo bài minh trên chuông đồng đặt tại chùa được đúc năm 1796; thì chùa Phúc Khánh bỗng nhiên gặp cơn binh hỏa khiến mọi thứ hư hỏng hoàn toàn. Đây có thể là ảnh xạ của trận Đống Đa; đầu xuân Kỷ Dậu năm 1789. Sau đó, chùa được nhà sư Chiếu Liên cùng dân địa phương góp sức xây dựng lại. Năm Bính Thìn, Đô đốc Tây Sơn Trần Văn Lễ cúng chùa quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long.

Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa - Lịch sử hình thành
Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Lịch sử hình thành

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt vào năm 1940; Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa. Hòa thượng làm cơ sở đào tạo tăng tài; điểm an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp ngôi chùa một lần nữa bị tàn phá. Đến năm 1950, dân làng lại góp công của xây dựng lại như hiện nay.

Kiến trúc nghệ thuật phật giáo của chùa Phúc Khánh

Phong cách kiến trúc

Các công trình thờ Phật trong chùa Phúc Khánh được thiết kế theo kiểu truyền thống. Pha trộn hài hoà giữa kiến trúc thiền phái Bắc Tông và Lâm Tế. Khi đến tham quan đầu tiên du khách sẽ thấy cổng Tam quan được mở ba cửa vòm. Giữa là cửa lớn; hai bên nhỏ hơn.

Tam quan có hai tầng; tầng trên có gác chuông. Hai bên Tam Qua là cột trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau Tam quan là sân chùa có Đài Phật nghìn mắt nghìn tay. Bước qua sân chùa sẽ là các gian nhà từ tiền đường, chánh điện, hậu cung, nhà tổ,… Những gian thờ tại chùa được xếp theo hình chữ “Công”.

Kiến trúc nghệ thuật phật giáo của chùa Phúc Khánh
Kiến trúc nghệ thuật phật giáo của chùa Phúc Khánh

Kiến trúc Phật Điện

Phật điện chùa Phúc Khánh gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian; bên trong bài trí trang nghiêm. Chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư với ba chữ Hán “Hoàng Kim Điện” tức Điện rồng vàng. Các vì kèo tại đây đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc,… Hậu cung được chia làm ba gian với thiết kế khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít đốc.

Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào tron. Tiền đường có hai bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác và 2 bệ thờ Đức ông, Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long; hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích; lớp tượng Quan Âm; tượng Phật Niêm Hoa; A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí); Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch.

Kiến trúc nghệ thuật phật giáo của chùa Phúc Khánh
Kiến trúc nghệ thuật phật giáo của chùa Phúc Khánh

Những di vật còn lưu tại chùa Phúc Khánh quận Đống Đa

Bên cạnh những công trình kiến trúc nghệ thuật Phật Giáo độc đáo thì hiện tại trong chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý giá. Trong đó có trên 20 pho tượng Phật các loại. Một số tạc từ thời Tây Sơn; 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất dựng năm 1698; ba đại hồng chung; 14 bộ bao lam (cửa võng), và cùng với nhiều đồ thờ tự khác…

Nhìn chung về khuynh hướng thiết kế diện mạo của chùa là hướng bình dị, đơn giản. Thế nhưng không kém phần trang trọng, tôn nghiêm. Chùa Phúc Khánh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988.

Những di vật còn lưu tại chùa Phúc Khánh quận Đống Đa
Những di vật còn lưu tại chùa Phúc Khánh quận Đống Đa

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin về lịch sử hình thành cũng như kiến trúc chùa Phúc Khánh mà Không Gian Gốm tổng hợp được. Nếu có dịp đến với đất Thủ Đô hy vọng mọi người sẽ không bỏ qua địa điểm du lịch tâm linh này.

Còn đối với những người không có nhiều thời gian và điều kiện thì vẫn có thể lựa chọn cách cầu nguyện, cúng bái thông qua bàn thờ trong gia đình. Không Gian Gốm là nhà cung cấp uy tín và là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình khi có ý định mua đồ thờ gốm sứ. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn về đồ thờ xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 809 908, website Battrangvn.vn để được giải đáp tận tình.

Bài viết Tìm hiểu chùa Phúc Khánh quận Đống Đa – Chốn linh thiêng giữa Thủ Đô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Bát Tràng.



 Ấm tử sa hay ấm tử sa Bát Tràng thì có lẽ đã quá quen thuộc với những người đam mê trà. Nói về thẩm trà không chỉ là thưởng thức những chén trà thơm ngon, mà đó còn là niềm đam mê. Thưởng trà đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ từ việc chọn loại trà ngon cho tới việc chuẩn bị dụng cụ pha chế. Ấm tử sa cao cấp chính là người bạn đồng hành, là một trà cụ mang lại những ly trà ngon nhất thế giới.




Địa chỉ: 439 Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone 0947836567
Map:
https://goo.gl/maps/qZLQshUk3N9QVkFp7
Website
https://mekoong.com/am-tu-sa-bat-trang
My Social:
https://www.youtube.com/channel/UCYyuMuRXhuvbNTEv8zlMV6w/about
https://www.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://vn.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://twitter.com/amtusabattrang
https://www.facebook.com/amtusabattrangmekoong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỘ ẤM TRÀ TỬ SA BÁT TRÀNG

Ấm tử sa

Chọn bình hút tài lộc cho người mệnh hỏa “Khai phú quý – Kích tài lộc”