Review chùa Tây Phương Hà Nội – Nét đẹp cổ kính qua lịch sử

Chùa Tây Phương Hà Nội không chỉ được mọi người biết đến bởi sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử; mà nơi đây còn có cảnh quan đẹp mê hồn bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu. Không những thế, chùa hiện vẫn còn lưu trữ bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng; có thể coi là Phật điện hoành tráng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Để hiểu thêm về ngôi chùa này; hãy cùng chúng tôi review chùa Tây Phương Hà Nội qua bài viết sao đây.

Review chùa Tây Phương Hà Nội - Nét đẹp cổ kính qua lịch sử
Review chùa Tây Phương Hà Nội – Nét đẹp cổ kính qua lịch sử

Review chùa Tây Phương Hà Nội – Lịch sử hình thành

Chùa Tây Phương còn có tên chữ là Sùng Phúc tự. Chùa được dựng trên núi Tây Phương (tên xưa là núi Câu Lậu). Đây là một ngọn núi cao 50m nằm tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây. Theo Đại lộ Thăng Long; qua ngã tư Chùa Thầy. 

Review chùa Tây Phương Hà Nội - Lịch sử hình thành
Review chùa Tây Phương Hà Nội – Lịch sử hình thành

Truyền tụng rằng, sự ra đời của chùa Tây Phương gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Theo một số nghiên cứu thì sự ra đời này muộn hơn. Cụ thể là vào thời nhà Mạc (1547 – 1561) vì trong chùa hiện vẫn còn hai tấm bia đề tên “Tín Thí” và “Tây Phương Sơn Sùng Phúc Tự Thạch Bi”. Hai tấm bia này sở hữu các hoa văn trang trí mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Đáng tiếc là các chữ viết đã bị mòn và mặt trong của bia đang áp vào tường hồi chùa Trung nên không xem được nội dung.

Năm 1632 dưới đời vua Lê Thần Tông; ngôi chùa được sửa chữa lớn; xây thượng điện ba gian và hành lang hai mươi gian. Từ năm 1657 đến 1682, chúa Trịnh Tạc cho phá huỷ chùa cũ; xây dựng chùa mới và tam quan. Đến năm 1794, chùa được đại tu hoàn toàn và đổi tên là “Tây Phương Cổ Tự”. Có thể nói để có nét kiến trúc như ngày nay; chùa Tây Phương đã trải qua những bước thăng trầm cùng thời cuộc, lịch sử.

Review chùa Tây Phương Hà Nội - Lịch sử hình thành
Review chùa Tây Phương Hà Nội – Lịch sử hình thành

Kiến trúc Phật Giáo chùa Tây Phương Hà Nội

Từ chân núi, du khách leo 237 bậc lát đá ong thì sẽ đến được cổng tam quan. Tam quan xây bằng gạch Bát Tràng và đá ong để trần không trát vữa; nhìn chung cổng có kích thước khiêm tốn và kiểu cách giản dị. Chùa quay mặt về hướng đông; nhìn ra gò Rồng Sông và gò Kim Quy (hay còn gọi là Núi Rùa). Sau tam quan, bên phải có một ban thờ riêng Đức Ông; bên trái là lối rẽ vào sân sau. Du khách đi thẳng qua hòn non bộ rồi lên thềm bỏ giày trước khi bước vào tiền đường ba gian hai dĩ.

Kiến trúc Phật Giáo chùa Tây Phương Hà Nội
Kiến trúc Phật Giáo chùa Tây Phương Hà Nội

Chùa chính có ba nếp nhà song song có hình chữ “Tam” trong tiếng Hán: bài đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp nhà có hai tầng mái với các đầu đao cong vút. Tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ; không trát vôi. Mái lợp hai lớp ngói; lớp trên có múi in nổi hình lá đề. Lớp dưới vuông vức sơn năm màu và xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô đều đặn. 

Những chiếc cột trong chùa được kê trên tảng đá xanh chạm hình cánh sen. Hầu như trong chùa chính; khắp nơi đều có chạm trổ rất tinh xảo. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều được trang trí bằng những đề tài quen thuộc ở miền đồng bằng sông Hồng với hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, hổ phù, tứ linh,…

Kiến trúc Phật Giáo chùa Tây Phương Hà Nội
Kiến trúc Phật Giáo chùa Tây Phương Hà Nội

Di vật còn lưu giữ tại chùa Tây Phương Hà Nội

Tượng La Hán

Bên cạnh những kiến trúc độc đáo thì chùa Tây Phương còn lưu giữ được các pho tượng quý giá. Đáng chú ý nhất là 72 pho tượng cùng với các phù điêu được xếp đặt hầu như tại mọi chỗ trong chùa chính và cả trong nhà thờ Tổ. Phần lớn các tượng được tạc bằng gỗ mít rồi thếp vàng hoặc sơn màu để bảo vệ. Trong đó có 16 pho đứng hoặc ngồi trên các bệ bày dọc tường mà người ta thường coi là tượng La Hán, gồm:

  • Ưu-ba-cầu-đa,
  • Đê-đa-ca,
  • Di-trà-ca,
  • Bà-tu-mật,
  • Phật-đà Nan-đề,
  • Phục-đa-mật-đa,
  • Hiếp Tôn giả,
  • Thương-Na-Hòa-Tu,
  • Mã-Minh,
  • Ca-tỳ-ma-la,
  • Long-Thụ Tôn giả,
  • La-hầu-la-đa,
  • Tăng-già Nan-đề,
  • Già-gia-xá-đa,
  • Cưu-ma-la-đa,
  • Chà-dạ-đa. 
Di vật còn lưu giữ tại chùa Tây Phương Hà Nội
Di vật còn lưu giữ tại chùa Tây Phương Hà Nội

Tượng Phật, Di Đà

Trên bậc cao nhất của chính điện có bài trí bộ Di-đà Tam Tôn. Bao gồm tượng Phật A-di-đà, cùng đứng hai bên là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Dưới bậc thứ hai; pho tượng Tuyết Sơn (tượng Thích Ca tu khổ hạnh trên núi Tuyết) cũng rất nổi tiếng. Tượng miêu tả Thích Ca chỉ còn da bọc xương do tu khổ hạnh trên núi tuyết. Hai bên có tượng các tôn giả A-Nan và Ca-Diếp đứng chắp tay trang nghiêm. Trên bậc thứ ba có tượng Di Lặc. Bên phải là tượng Đại Diệu Tường hay còn gọi là Văn Thù Bồ Tát. Bên trái Di Lặc là tượng Pháp Hoa Lâm tức Phổ Hiền Bồ Tát.

Hai bên chính điện còn có tám pho tượng gọi là Bát bộ Kim Cương. Những tác phẩm bằng gỗ sơn này thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật. Các chi tiết chạm khắc tinh tế, đa dạng. Cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đường nét mềm mại và rắn rỏi. Chùa Tây Phương ngày nay quả là bảo tàng sống của Phật giáo Việt Nam may mắn còn sót lại sau mấy trăm năm đầy biến động và chiến tranh.

Di vật còn lưu giữ tại chùa Tây Phương Hà Nội
Di vật còn lưu giữ tại chùa Tây Phương Hà Nội

Chùa Tây Phưng với phát triển du lịch

Hàng năm nơi đây tiếp đón đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước đến leo núi để vãn cảnh. Du khách còn đến chiêm ngưỡng các báu vật kiến trúc và điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta. Năm 1962 chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. 2014 tiếp tục được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt cùng với các tượng Phật là bảo vật.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin về chùa Tây Phương Hà Nội mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng giúp mọi người biết thêm một địa điểm du lịch tâm linh độc đáo. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp đồ thờ chính hãng Bát Tràng trên khắp cả nước. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn về đồ thờ cúng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 809 908, website Battrangvn.vn để được giải đáp nhanh chóng.

Bài viết Review chùa Tây Phương Hà Nội – Nét đẹp cổ kính qua lịch sử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Bát Tràng.



 Ấm tử sa hay ấm tử sa Bát Tràng thì có lẽ đã quá quen thuộc với những người đam mê trà. Nói về thẩm trà không chỉ là thưởng thức những chén trà thơm ngon, mà đó còn là niềm đam mê. Thưởng trà đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ từ việc chọn loại trà ngon cho tới việc chuẩn bị dụng cụ pha chế. Ấm tử sa cao cấp chính là người bạn đồng hành, là một trà cụ mang lại những ly trà ngon nhất thế giới.




Địa chỉ: 439 Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone 0947836567
Map:
https://goo.gl/maps/qZLQshUk3N9QVkFp7
Website
https://mekoong.com/am-tu-sa-bat-trang
My Social:
https://www.youtube.com/channel/UCYyuMuRXhuvbNTEv8zlMV6w/about
https://www.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://vn.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://twitter.com/amtusabattrang
https://www.facebook.com/amtusabattrangmekoong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỘ ẤM TRÀ TỬ SA BÁT TRÀNG

Ấm tử sa

Chọn bình hút tài lộc cho người mệnh hỏa “Khai phú quý – Kích tài lộc”