Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô

Chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất chốn Hà Thành. Nơi đây cũng từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần. Hàng năm chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo du khách tới tham quan và lễ bái. Cùng Không Gian Gốm đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ cũng như tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này qua bài chia sẻ sau đây.

Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ - Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô
Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô

Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Chùa Trấn Quốc nằm bên Hồ Tây, thành phố Hà Nội. Lúc mới được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế (Lý Bôn hay Lý Bí 544-548); chùa có tên là chùa Khai Quốc và ở trên bãi Yên Hoa, bên sông Hồng. Khoảng niên hiệu Đại Bảo (1440-1442) đời vua Lê Thái Tông; chùa đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615 đời Lê Kính Tông; bãi sông bị lở sát vào chùa. Vì thế nhân dân phường Yên Hoa mới dời chùa vào đảo Cả Vàng ở Hồ Tây; tức là địa điểm hiện nay. 

Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ - Lịch sử hình thành
Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Tiếp đến vào đời Lê Thần Tông tức năm 1639; chùa được trùng tu quy mô lớn. Theo tấm bia có bài văn của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn năm 1639 còn ở trong chùa; thì lần trùng tu này dựng hậu đường, cổng có gác, tiếp theo dựng hành lang tả hữu;… Quy mô lớn; sức lực nhiều; cách thức vững vàng; công phu. Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa lại đổi tên là Trấn Quốc. Năm 1842, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc và đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc. 

Theo Phật sử, tại chùa Trấn Quốc từng có các vị cao tăng và danh nhân đến thụ giáo, tu trì như Văn Phong Pháp sư, Khuông Việt Thái sư, Ngô Chân Lưu, Thảo Đường, Thông Biện, Viên Học, Tịnh Không, Trần Tú Uyên và nhiều bậc chư tôn đức khác.

Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ - Lịch sử hình thành
Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Kiến trúc chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Kiến trúc tiền đường và cổng

Về kiến trúc, chùa Trấn Quốc bao gồm ba nếp nhà. Bao gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện nối liền nhau theo hình chữ “công” (工). Hai bên là dãy hành lang tả vu và hữu vu. Phía sau thượng điện là gác chuông, nhà Tổ và nhà bia.

Bước qua cổng tam quan; du khách sẽ thấy rõ ngọn tháp cao 11 tầng màu nâu đỏ sừng sững vượt lên trên bức tường ngăn. Mỗi tầng có sáu pho tượng trắng toát. Rẽ trái vào cửa ngách đầu tiên sẽ dẫn mọi người đến một khu vườn mộ cổ quy tụ xung quanh ngôi tháp lục giác. Đây là minh chứng cho lịch sử lâu đời của chùa Trấn Quốc. 

Kiến trúc chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ
Kiến trúc chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Khuôn viên vườn pháp

Vườn tháp nằm gắn liền với một sân gạch có hòn non bộ. Hai bên là nhà bia bên trái và nhà Tổ bên phải. Phía giữa chắn bởi mặt sau của toà nhà hai tầng với gác chuông bằng gỗ chạm ở trên. Nhà Tổ rộng năm gian; ba trong số đó dành để thờ các sư Tổ. Còn hai gian đầu hồi thờ Mẫu; trên các ban thờ có đặt nhiều pho tượng sinh động. Gác chuông nằm ở sau thượng điện. 

Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây xanh um tùm và mặt nước yên bình của Hồ Tây. Mỗi khi trời trong, đỉnh Ba Vì xa xăm in bóng. Buổi sớm sương mờ hoặc chiều tà đỏ ối rồi đêm trăng vàng dịu. Tất cả đều gợi lên thi hứng. Các danh sĩ như Nguyễn Huy Lượng, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Bà huyện Thanh Quan,… đã từng dạo quanh tại đây và để lại những tác phẩm tuyệt vời về vẻ đẹp kiến trúc của chùa.

Kiến trúc chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ
Kiến trúc chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Di vật còn lưu giữ trong chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Bia tiến sĩ

Trong chùa còn giữ được 14 tấm bia. Ngoài tấm bia năm 1639 nói trên; đáng chú ý là tấm bia năm 1815 với bài văn của tiến sĩ – nhà văn Phạm Quý Thích. Tấm bia này nhắc đến việc xây dựng lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc xây dựng bắt đầu từ năm 1813 và hoàn thành năm 1815. 

Di vật còn lưu giữ trong chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ
Di vật còn lưu giữ trong chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Tượng Phật, Bồ tát

Dọc theo chính điện với nhiều tầng cửa võng chạm trổ tinh xảo có bài trí một hệ thống đầy đủ các tượng Phật và Bồ tát dát vàng; hai cửa vào thiêu hương đều có tượng Kim Cương đứng trấn. Gian bên trái tiền đường thờ tượng Quan Vũ, Châu Sương và gian bên phải thờ tượng Đức Ông cùng các thị giả.

Nhìn chung, kiến trúc và điêu khắc của chùa có niên đại khoảng đầu thế kỷ XIX. Chùa có nhiều tượng đẹp. Chùa Trấn Quốc Hà Nội đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngay từ đợt đầu 1962.

Di vật còn lưu giữ trong chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ

Trên đây là những thông tin về chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ mà chúng tôi tổng hợp được. Bên cạnh việc trực tiếp ghé thăm các ngôi chùa thì mọi người cũng có thể lập bàn thờ cúng bái tại nhà để cầu bình an, sức khoẻ. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn về đồ thờ cúng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 809 908, website Battrangvn.vn để được giải đáp nhanh chóng.

Bài viết Đến thăm chùa Trấn Quốc quận Tây Hồ – Điểm đến tâm linh hấp dẫn thủ đô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Bát Tràng.



 Ấm tử sa hay ấm tử sa Bát Tràng thì có lẽ đã quá quen thuộc với những người đam mê trà. Nói về thẩm trà không chỉ là thưởng thức những chén trà thơm ngon, mà đó còn là niềm đam mê. Thưởng trà đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ từ việc chọn loại trà ngon cho tới việc chuẩn bị dụng cụ pha chế. Ấm tử sa cao cấp chính là người bạn đồng hành, là một trà cụ mang lại những ly trà ngon nhất thế giới.




Địa chỉ: 439 Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone 0947836567
Map:
https://goo.gl/maps/qZLQshUk3N9QVkFp7
Website
https://mekoong.com/am-tu-sa-bat-trang
My Social:
https://www.youtube.com/channel/UCYyuMuRXhuvbNTEv8zlMV6w/about
https://www.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://vn.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://twitter.com/amtusabattrang
https://www.facebook.com/amtusabattrangmekoong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỘ ẤM TRÀ TỬ SA BÁT TRÀNG

Ấm tử sa

Chọn bình hút tài lộc cho người mệnh hỏa “Khai phú quý – Kích tài lộc”