Khám phá chùa Mía Hà Nội – Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị

Chùa Mía là điểm du lịch tâm linh; nơi đây sở hữu những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam được hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Chùa cũng là nơi hội tụ quần thể di tích đền thờ, miếu mạo được xây dựng từ lâu đời với lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Cùng Không Gian Gốm khám phá chùa Mía Hà Nội cũng như tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi chùa này qua bài viết dưới đây.

Khám phá chùa Mía Hà Nội - Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị
Khám phá chùa Mía Hà Nội – Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị

Khám phá chùa Mía Hà Nội

Nguồn gốc tên chùa

Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự. Nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Xưa kia vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía; nên chùa được mọi người quen gọi là chùa Mía. Tương truyền rằng, chùa Mía do bà Nguyễn Thị Rong, Vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657); được gọi là Bà Chúa Mía cho xây dựng. Nhưng một số thông tin lại cho rằng thực ra chùa đã có từ trước đó.

Khám phá chùa Mía Hà Nội - Lịch sử hình thành của chùa
Khám phá chùa Mía Hà Nội – Lịch sử hình thành của chùa

Dấu ấn lịch sử và các lần trùng tu

Dưới gác chuông trong chùa hiện nay vẫn còn tấm bia năm Vĩnh Tộ thứ 3 năm 1621 nói về việc lập chợ trước chùa. Và cũng theo tấm bia khắc năm Đức Long thứ 6 (1634) ở thì chùa được trùng tu năm 1632. Do các cung tần phủ chúa là Nguyễn Thị Ngọc Rệu, Nguyễn Thị Ngọc Thạch và phu nhân Ngô Thị Ngọc Loan góp sức. Đây là một lần sửa chữa lớn giúp cho quy mô chùa rộng ra . Cho đến ngày nay; chùa được tu bổ rất nhiều lần. Thế nhưng nhìn chung kiến trúc và quy mô vẫn giữ nguyên vẹn như trước. Con đường đi vào chùa Mía đã được xây đắp đẹp và sạch hơn.

Khám phá chùa Mía Hà Nội - Lịch sử hình thành của chùa
Khám phá chùa Mía Hà Nội – Lịch sử hình thành của chùa

Kiến trúc nghệ của chùa Mía Hà Nội

Lịch sử chùa Mía

Theo đường làng đi gần tới chợ Mía; nhìn từ xa du khách sẽ thấy được mái tam quan và cả đỉnh tháp Cửu phẩm Liên hoa của chùa. Tòa tháp này được xây vào nửa cuối thế kỷ XX để thờ vọng Xá lợi của đức Phật. Bước vào chùa, cổng chùa có bậc lên thềm khá cao. Tam quan nhìn về hướng Đông Nam và được trang trí hình chữ “Vạn” ở cánh cửa hai bên.

Tầng trên treo một quả chuông đồng nặng 4 tạ. Được đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) đời vua Lê Hiển Tông. Trên đây cũng có một chiếc khánh đồng; đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) dưới thời Nguyễn. Dân làng ở đây cho biết mỗi chiều từng tiếng chuông từ đây ngân xa. Bay qua sông Hồng sang đến tận đất Phú Thọ. 

Kiến trúc nghệ của chùa Mía Hà Nội
Kiến trúc nghệ của chùa Mía Hà Nội

Bên dưới cạnh tường có hai tấm bia đá; trong đó tấm bia cổ nhất có niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) đời vua Lê Thần Tông. Bia này ghi lại việc lập chợ Mía ở trước chùa. Tấm bia còn lại được dựng năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750) ghi chép việc sửa lại tiền đường. Chùa Mía làm theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với tòa tiền đường rộng 7 gian 2 chái rất thoáng đãng.

Bia đá và các di vật lịch sử

Gian phải tiền đường có tấm bia đá lớn khắc năm 1634 nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Bia có trang trí đẹp, cao hơn 1,6m, rộng 1,2m và dựng trên lưng rùa đá. Gian trái của tiền đường có bàn thờ công chúa Liễu Hạnh. Nằm sát và song song với tiền đường là trung điện thường được gọi là chùa Trung. Chùa Trung nối với hậu đường được gọi là chùa Thượng bằng hai dãy hành lang tả hữu; bao quanh lấy Phật điện ở giữa . 

Kiến trúc nghệ của chùa Mía Hà Nội
Kiến trúc nghệ của chùa Mía Hà Nội

Nhìn chung kiến trúc nghệ thuật chùa Mía là lối kiến trúc thời cuối Lê đầu Nguyễn khi sử dụng nhiều cột gỗ to, các vì kèo được chạm khắc rất công phu hình hoa lá và tứ linh,…

Những di vật còn lưu giữ tại chùa Mía

Tượng

Chùa Mía nổi tiếng được biết đến là nơi chứa số lượng tượng lớn. Có đến 287 pho tượng còn lưu giữ tại đây. Trong đó bao gồm 6 tượng đồng; 107 tượng gỗ và 174 tượng đất. Tất cả đều thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân đúc, tạc hoặc đắp tượng vào thời xưa. 

Những di vật còn lưu giữ tại chùa Mía
Những di vật còn lưu giữ tại chùa Mía

Động và tượng

Ở chùa Thượng người xưa còn đắp đất thành các động. Trong và xung quanh các động cũng có rất nhiều tượng. Trong đó có thể kể đến tượng Thích Ca nhập niết bàn là loại tượng ít gặp ở miền Bắc Việt Nam. Hay tượng Tuyết Sơn; tức Thích Ca tu khổ hạnh ở đây cũng rất đẹp. Đặc biệt nhất có lẽ là pho Quan Âm tống tử ở chùa Mía. Tượng chạm một người phụ nữ hiền dịu với một đứa bé kháu khỉnh.

Những di vật còn lưu giữ tại chùa Mía
Những di vật còn lưu giữ tại chùa Mía

Tham khảo thêm:

Trên đây là những thông tin về chùa mà Không Gian Gốm tổng hợp được;. Hy vọng giúp bạn biết thêm về một điểm du lịch tâm linh lý tưởng. Bên cạnh việc đến tận những ngôi chùa xa để cầu nguyện cúng bái thì chúng ta vẫn có thể cầu mong những điều tốt đẹp tại nhà qua bàn thờ thần Phật, gia tiên. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên cung cấp đồ thờ gốm sứ chính hãng Bát Tràng. Các sản phẩm của chúng tôi đều được cam kết đạt chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ qua hotline 0912 809 908, website Battrangvn.vn.

Bài viết Khám phá chùa Mía Hà Nội – Ngôi chùa với những pho tượng cổ giá trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Bát Tràng.



 Ấm tử sa hay ấm tử sa Bát Tràng thì có lẽ đã quá quen thuộc với những người đam mê trà. Nói về thẩm trà không chỉ là thưởng thức những chén trà thơm ngon, mà đó còn là niềm đam mê. Thưởng trà đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ từ việc chọn loại trà ngon cho tới việc chuẩn bị dụng cụ pha chế. Ấm tử sa cao cấp chính là người bạn đồng hành, là một trà cụ mang lại những ly trà ngon nhất thế giới.




Địa chỉ: 439 Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone 0947836567
Map:
https://goo.gl/maps/qZLQshUk3N9QVkFp7
Website
https://mekoong.com/am-tu-sa-bat-trang
My Social:
https://www.youtube.com/channel/UCYyuMuRXhuvbNTEv8zlMV6w/about
https://www.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://vn.linkedin.com/in/am-tu-sa/
https://twitter.com/amtusabattrang
https://www.facebook.com/amtusabattrangmekoong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỘ ẤM TRÀ TỬ SA BÁT TRÀNG

Ấm tử sa

Chọn bình hút tài lộc cho người mệnh hỏa “Khai phú quý – Kích tài lộc”